Ngưu hoàng là gì?

1. Tên gọi

Tên thường gọi: Ngưu hoàng là Sạn mật bò còn gọi là Tây hoàng, Tô hoàng, Sửu bảo, Đởm hoàng (cũng gọi Ô kim hoàng, Đản hoàng, Quả hoàng tức sạn túi mật), Quản hoàng (cũng gọi Toái phiến hoàng, Không tâm hoàng tức sạn ở ống gan mật). Tên tiếng Trung: 牛黄

Tên khoa học: Calculus Bovis.
Tên thực vật: Bos tourus domesticus Gmelin.

2. Mô tả
Đặc điểm tự nhiên
Ngưu hoàng là sạn (sỏi) trong túi mật của con bò. Kích thước có khi to bằng quả trứng gà, bé thì bằng hạt sạn, sắc vàng, đắng, thơm, xốp nhẹ, không nứt vỡ, không đen sẫm là tốt.

Hình ảnh Ngưu hoàng

Phân bố
Ngưu hoàng nhân tạo (tổng hợp) là dùng mật bò hay mật heo gia công tổng hợp thành. Những năm gần đây, người ta dùng phương pháp nuôi Ngưu hoàng thiên nhiên ở những con bò sống bằng cách cho cấy Hoàng hạch vào túi mật rồi bơm trực khuẩn đại tràng ( E. Coli) không gây bệnh vào làm cho thành phần của mật bám vào Hoàng hạch hình thành sạn mật nên gọi là Ngưu hoàng thiên nhiên nhân tạo.
Ngưu hoàng tổng hợp thì hiện nay ở Trung quốc có chế nhiều để đáp ứng nhu cầu. Ngưu hoàng thiên nhiên thì quanh năm đều có. Chú ý lúc mổ bò, nếu phát hiện có Ngưu hoàng lấy ra âm can nơi mát và không được có gió thổi, không phơi nắng hay sấy lửa vì có thể làm cho Ngưu hoàng nứt vỡ đổi màu đều kém phẩm chất. Cần gói kín để trong lọ màu dưới đáy có gạo rang hoặc vôi cục.
Ở vùng Tây bắc, Đông bắc và Hà bắc Trung Quốc có loại bò cho Ngưu hoàng. Các nước khác như Nam Mỹ, có Kim sơn ngưu hoàng và Ấn độ có Ấn độ ngưu hoàng.
Bộ phận dùng làm thuốc
Sỏi mật của ngưu hoàng thu thập quanh năm, hoặc là mật của ngưu hoàng (trâu) hoặc lợn có thể dùng thay thế. Sấy và nghiền thành bột hoặc làm thành viên

3. Các thành phần hóa học
Cholic acid, desoxycholic acid, cholesterol, bilirubine, tauroccholic acid, glycine, alanine, methionine, asparagine, arginine, sodium, magnesium, calcium, phosphate, sắt, carotene, amino acid, vitamin D

4. Tác dụng dược lý

4.1 Thuốc có tác dụng an thần, chống co giật và hạ sốt.
Ngưu hoàng có tác dụng đối kháng với thuốc hưng phấn trung khu thần kinh. Thuốc có thể phòng cơn co giật cho chuột gây bởi camphor hay cafein nhưng không có tác dụng phòng co giật gây nên do strychnine. Thuốc làm tăng tác dụng của chloral hydrate và barbiturate. Thuốc không có tác dụng giảm đau hay gây ngủ.
4.2 Ngưu hoàng có tác dụng ức chế tính thẩm thấu của mạch máu và có tác dụng kháng viêm.
Trên mô hình huyết áp cao ở chuột đồng, thuốc có tác dụng hạ áp rõ rệt và tác dụng kéo dài ( trên 2 – 3 ngày với 1 liều thuốc). Trên tim cô lập của chuột lang thuốc gây kích thích nhưng gây co thắt động mạch vành. Thí nghiệm trên thỏ, thuốc gây hạ áp, giãn mạch ngoại biên và ức chế tác dụng của epinephrine đối với tim.
4.3 Ngưu hoàng có tác dụng tăng tạo máu
Trên thỏ thực nghiệm thuốc làm tăng hồng cầu và huyết sắc tố, tăng rõ hơn ở thỏ gây thiếu máu. Nhưng với liều cao thì thuốc có tác dụng ngược lại.
4.4 Thuốc có tác dụng lợi mật
Thuốc làm tăng tiết mật rõ rệt và làm giãn cơ vòng của ống mật. Tác dụng chống co thắt cơ trơn của thuốc là do tác dụng tổng hợp của thành phần cholic acid và desoxycholic acid.
4.5 Thuốc có tác dụng làm giảm ho suyễn
Thuốc hưng phấn hô hấp nhờ thành phần acid cholic. Ngưu hoàng nhân tạo có tác dụng ức chế sarcoma 37 và sarcoma 180 ở chuột nhắt.
4.5 Độc tính của thuốc
Cho chuột uống Ngưu hoàng với liều 0,6g/kg mỗi ngày trong 6 ngày không thấy có gì thay đổi về cân nặng, lượng ăn, nước tiểu, phân và tình hình hoạt động so với lô chứng. Khi chúng được cho uống trong vòng 12 ngày cùng liều đó thì chúng nhẹ hơn so với lô chứng. Lúc liều cho uống tăng lên 10 – 30 lần, phần lớn tiêu chảy, một số ít hôn mê và chết. Khi cho những con chuột đồng huyết áp cao uống với liều 1g/kg trong 15 tuần, không có tác dụng phụ nào. Giết chuột chết, các tạng phủ không có thay đổi bệnh lý.

5. Tính vị quy kinh
Tính vị: Vị đắng, tính mát.
Qui kinh: Vào kinh can và tâm.

6. Công dụng – chủ trị
Thanh nhiệt và giải độc, trừ phong nội sinh và chống co giật, trừ đàm.
Chỉ định và phối hợp

  • Mất ý thức và co giật do sốt cao: Dùng phối hợp ngưu hoàng với hoàng liên, tê giác và sạ hương.
  • Ðau họng hoặc loét và nhọt do tính nhiệt độc: Dùng phối hợp ngưu hoàng với thanh đại và kim ngân hoa

*Không dùng ngưu hoàng cho thai phụ.
Nguồn sưu tầm: https://thaythuocvietnam.vn/nguu-hoang-vi-thuoc-doc-dao-nguoi-biet/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *